Trang chủ Tin tức

ACAPR họp Phiên toàn thể lần thứ 3 đánh giá kết quả hoạt động năm 2014, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2015
03/03/2015 00:40' Gửi bài này In bài này

Sáng ngày 11/02/2015, tại Hội trường đa năng của Bộ Tư Pháp, Hội đồng tư vấn CCTTHC của Thủ tướng (viết tắt ACAPR) đã họp Phiên toàn thể lần thứ 3 đánh giá kết quả hoạt động năm 2014, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.

Chủ tọa Hội nghị gồm có ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch ACAPR; ông Phạm Tuấn Khải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Chủ tịch ACPR; ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Phó Chủ tịch ACAPR. Thành phần tham dự gồm các đại biểu là các thành viên hoặc đại diện thành viên của ACAPR đến từ các tổ chức, cơ quan hội, hiệp hội, ban ngành TW/ĐP; lãnh đạo và chuyên viên 01 số  vụ, cục Bộ Tư pháp. Đáng chú ý tham dự Hội nghị có các đại diện Công ty Tư vấn Luật Baker&McKinsey, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc KOTRA.

Cục KSTTHC là đơn vị tham mưu, giúp việc ACAPR trình bày Báo cáo tổng thể kết quả thực hiện các chương trình rà soát, đề xuất sáng kiến CCTTHC tập trung 04 lĩnh vực chủ yếu (xây dựng, đất đai; giải thể doanh nghiệp; cấp sổ hộ nghèo; hải quan điện tử) và 01 số chuyên đề công tác do các thành viên của ACAPR được giao chủ trì (Hiệp hội DNNVV được giao khảo sát, báo cáo về TTHC lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại). Nhìn chung Báo cáo của Cục KSTTHC được các cử tọa đánh giá có chất lượng, thể hiện tính chuyên nghiệp, thuyết phục, đặc biệt nêu rõ được tồn tại, hạn chế chất lượng công tác của ACAPR trong mối liên hệ hợp tác còn lỏng lẻo giữa các thành viên, trách nhiệm chưa cao của 01 số thành viên, nhất là số thành viên kiêm nhiệm, phương pháp công tác chưa phù hợp, vai trò của đơn vị đầu mối, tham mưu, giúp việc cho Hội đồng chưa cao, kinh phí eo hẹp … Năm 2015 hướng hoạt động tập trung vào 26 nhiệm vụ thuộc 03 nhóm chính, nhóm 1 tập trung vào 13 nhóm CCTTHC theo Quyết định 08/QĐ-TTg ngày 6/01/2015 của Thủ tướng CP nhằm giảm tối thiểu 20% chi phí gánh nặng hành chính cho người dân; nhóm 2 tiếp tục đánh giá CCTTHC ở địa phương, xây dựng bộ chỉ số gánh nặng hành chính khắc phục độ trễ thường 1-2 năm của hệ chỉ số PAR Index, PAPI, PCI hiện nay; nhóm 3 tổ chức lấy ý kiến về các đề án, phương án cải cách hỗ trợ hướng dẫn triển khai các bộ luật sửa đổi mới được Quốc hội ban hành …

Hội nghị dành thời lượng đáng kể cho các đại biểu đóng góp ý kiến cho Báo cáo và thảo luận TTHC liên quan lĩnh vực thủy sản, hải quan điện tử, cấp sổ hộ nghèo và cho vay người nghèo, thủ tục visa cho công dân nhập cảnh từ Mỹ, quản lý lao động nước ngoài, nhập khẩu MMTB cũ … Cũng có 01 số ý kiến cho là Báo cáo của ACAPR chưa phản ảnh rõ vai trò tác động của PCAPR trong tháo gỡ nhiều vấn đề khúc mắc thực tiễn, mới chỉ nêu đầu việc na ná nhiều nơi khác đã và đang làm, không rõ ai chịu trách nhiệm ở khâu chậm trễ hướng dẫn triển khai 01 số luật, thuế thủ tục và hải quan đánh giá chưa rõ (đại biểu Hiệp hội dệt may); hay việc theo dõi các bộ, ngành ra văn bản chất lượng thế nào chưa được thể hiện rõ trong báo cáo (đại biểu Hiệp hội ngân hàng); hay cần bổ sung 13 nhóm CCTTHC công tác hướng dẫn thủ tục triển khai 01 số luật mới sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2015, trong đó có luật đầu tư mới phải mất 10 năm xúc tiến mới có được (đại biểu Công ty Luật Baker & McKinsey) … Phát biểu tại Hội nghị, TS Phạm Ngọc Long – Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị DNNVV bày tỏ sự nhất trí cao với Báo cáo của ACAPR, gợi ý nên tăng hàm lượng đánh giá kết quả hoạt động mang tính định lượng/chỉ số hóa thì tính thuyết phục còn cao hơn, chia sẻ khó khăn hoạt động của Hội đồng phản ánh qua 03 tồn tại, hạn chế đã nêu và nhấn mạnh qua thực tiễn trải nghiệm tháo gỡ khó khăn cho 01 số DNNVV cho thấy khoảng 60% có nguyên do từ chất lượng cơ chế, chính sách, khoảng 10% do chất lượng ban hành văn bản và 20 -30% mới do TTHC và triển khai thực thi. Do đó ACAPR nên xác định rõ hướng công tác chỉ nên tập trung rà soát, đề xuất sáng kiến đổi mới TTHC ở những lĩnh vực mà cơ chế, chính sách đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp mới là khả thi. Bởi lẽ CCTTHC chỉ là 01 trong những khâu quan trọng, then chốt của cải cách thể chế. Ông Long đề nghị bổ sung 03 đầu việc về CCTTHC bên cạnh 13 nhóm TTHC đã được Thủ tướng phê duyệt, gồm : (i) Tiếp tục rà soát CCTTHC về xây dựng và đất đai, tập trung tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ (sắp tới là 50.000 tỷ) cho người thu nhập thấp và doanh nghiệp xây dụng nhà ở xã hội; (ii) Rà soát, sửa đổi, cắt giảm sớm TTHC giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận các quỹ phát triển DNNVV (theo Quyết định 601/TTg/2013), các quỹ hỗ trợ phát triển KH & CN (Quyết định 492/TTg/2014) các quỹ bảo lãnh tín dụng (theo Nghị định 58/TTg/2013); (iii) Rà soát, sáng kiến TTHC về xử lý phát mại tài sản, giúp ngân hàng và doanh nghiệp xử lý nợ xấu hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ. Ông Long cũng chuyển tải đến Hội nghị kỳ vọng của các DNNVV là năm 2015 rất mong có cơ chế, chính sách đột phá, tư duy mới, cách làm mới quyết liệt, giúp khôi phục nhanh động lực thúc đẩy tăng trưởng rất tiềm năng từ phía khu vực dân doanh.

Kết luận tại Hội nghị, ông Hà Hùng Cường – Chủ tịch ACAPR đánh giá cao hơn 10 ý kiến đóng góp tại Hội nghị, thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 là khả quan, nhấn mạnh vai trò CCTTHC có đóng góp lớn kết quả chung. Chủ tịch cũng lạc quan với triển vọng thực thi các luật mới đã sửa đổi hay sẽ sửa đổi sắp tới tạo ra làn sóng thứ 2 về CCTTHC thúc đẩy phát triển chung. Phân tích đề xuất của Cục KSTTHC là cơ quan giúp việc ACAPR, Chủ tịch nhất trí tăng cường vai trò đầu mối giúp việc Hội đồng, cơ cấu lại thành viên, đồng ý nếu 13 nhóm TTHC làm chưa kỹ cho bổ sung theo chuyên đề cần thiết như 01 số đại biểu kiến nghị, tuy nhiên do kinh phí eo hẹp nên cũng phải cân nhắc thêm việc cần làm và cách làm cho khả thi. Đặc biệt, ACAPR sẽ chú ý hơn những việc nêu ra ở góc độ TTHC nhưng liên quan cơ chế, chính sách thuộc nhiều bộ, ngành sẽ có cơ chế liên thông phối hợp giải quyết nhằm tăng hiệu lực CCTTHC mà Bộ tư pháp là chủ công. Các đại diện chủ tọa cũng cho biết Chính phủ rất quan tâm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khu vực DNNVV, năm 2016 sẽ xây dựng Luật hỗ trợ phát triển DNNVV, rồi CN phụ trợ…