Trang chủ Diễn đàn góp ý PL

Góp ý của Công ty CP chăn nuôi C.P đối với Dự thảo Thông tư quy định về quản lý giống vật nuôi
06/11/2015 22:09' Gửi bài này In bài này
VẤN ĐỀ NỘI DUNG DỰ THẢO Ý KIẾN GÓP Ý

(Đồng ý/ không đồng ý? Lý do?)

QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải đăng ký doanh nghiệp:

  • Địa điểm sản xuất, kinh doanh: khoảng cách từ khu chăn nuôi đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi đông người, nguồn nước mặt, đường giao thông chính tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ, chợ buôn bán gia súc tối thiểu 500m;
  • Có hoặc thuê ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi nếu sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ;
  • Có hoặc thuê ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y nếu sản xuất, kinh doanh giống dòng thuần, cụ kỵ, ông bà, đàn hạt nhân;
  • Có hồ sơ theo dõi giống (Phụ lục I); phải công bố tiêu chuẩn theo chỉ tiêu (PL III)
  • Đề nghị nêu rõ nhà máy chế biến gì, ví dụ trại chăn nuôi nằm trong rừng, xa khu dân cư như có thể cách nhà máy chế biến gỗ <500m.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh tinh, phôi:

  • Có/ thuê ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật đã hoàn thành khóa đào tạo, tập huấn về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi trong thời gian tối thiểu 21 ngày đối với sản xuất, kinh doanh tinh, phôi đực giống trâu, bò.
  • Đối với đực giống để sản xuất tinh phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, hồ sơ lý lịch, thời gian sản xuất tinh (PLII), thời gian sử dụng đực xuất tinh đông lạnh, tinh lỏng (PLIII), không sử dụng trong khu dịch bệnh.
  • Điều kiện đối với đực giống, cái giống cho phôi; đối với đực giống để phối giống: (Vui lòng theo dõi chi tiết trong toàn văn dự thảo)
  • Điều kiện này đã có trong Mục a, Khoản 1, Điều 6. Mục này dễ gây hiểu nhầm là các cơ sở chăn nuôi đực giống ngoài việc phải tuân thủ Mục d, đ, Khoản 1, Điều 5 thì còn phải có nhân viên kỹ thuật qua đào tạo 21 ngày như vậy là không phù hợp, trong khi nhân viên kỹ thuật nêu trong Mục d, đ, Khoản 1, Điều 5 có trình độ cao hơn điều kiện yêu cầu trong Mục b, Khoản 1, Điều 6.
  • Cần nêu rõ thế nào là “khu vực” công bố dịch bệnh trong Mục đ, Khoản 3, Điều 6.
Điều kiện đối với sản xuất, kinh doanh trứng gia cầm giống, ong giống, tằm giống và ấu trùng: Đáp ứng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 5 Dự thảo.  
Nhãn giống vật nuôi: Doanh nghiệp kinh doanh giống vật nuôi phải ghi nhãn giống vật nuôi và đáp ứng các yêu cầu:

  • Đối với GVN không có bao bì chứa đựng: có nhận dạng cá thể; có hồ sơ kèm theo
  • Đối với GVN có bao bì chứa đựng: khi kinh doanh, vận chuyển phải ghi nhãn với các nội dung về tên, số lượng, địa chỉ, ngày sản xuất, hướng dẫn bảo quản và sử dụng, hồ sơ kiểm dịch, bản sao công bố tiêu chuẩn cơ sở.
  • Nên thay đổi thuật ngữ “ghi nhãn” trong Khoản 2, Điều 8 vì nhãn hàng hóa không thể chứa đựng Hồ sơ kiểm dịch (Mục đ) và Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở (Mục e), do vậy nên đổi lại là:

Đối với giống vật nuôi có bao bì chứa đựng (tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng, gia cầm, chim bồ câu, chim cút, ong, tằm khi kinh doanh, vận chuyển phải được ghi nhãn với các nội dung chính như sau:

a) Tên và số lượng giống vật nuôi;

b) Địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

c) Ngày sản xuất;

d) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng;

Và kèm theo:

đ) Hồ sơ kiểm dịch.

e) Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở (bản sao);

 

“Hồ sơ kiểm dịch” trong trường hợp này (ví dụ là tinh heo) rất dễ gây nhầm lẫn là “kiểm dịch tinh heo”. Tinh heo thì không thể kiểm dịch được bằng mắt thường để có thể lưu thông nhanh chóng đáp ứng yêu cầu phối giống. Do vậy việc kiểm dịch ở đây cần phải hiểu và ghi rõ là kiểm dịch đàn giống sản xuất ra các sản phẩm tinh, phôi, trứng, ấu trùng …, và Hồ sơ kiểm dịch đàn giống trong trường hợp này cũng cần phải xác định rõ.

 

KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH VÀ QUẢNG CÁO Khảo nghiệm GVN:

  • Điều kiện khảo nghiệm: được Cục Chăn nuôi công nhận là đủ kiền kiện, có địa điểm đáp ứng các điều kiện trong Thông tư này; có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, phù hợp; có/ thuê ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y.
  • Công nhận đủ điều kiện khảo nghiệm:+ Thủ tục: Đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 11. Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, Cục Chăn nuôi trả lời nếu hồ sơ chưa đầy đủ, thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Quyết định công nhận có hiệu lực 05 năm.

    + Cơ sở đăng ký lại: Trước khi Quyết định công nhận hết hiệu lực 03 tháng phải đăng ký lại, không quá 05 ngày làm việc phải thông báo nếu hồ sơ không đủ, thời gian thẩm định không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

  • Thủ tục khảo nghiệm: Đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 13. Trình tự giải quyết tương tự thủ tục công nhận đủ điều kiện khảo nghiệm (vui lòng theo dõi trong Dự thảo).

 

 
Công nhận giống vật nuôi:

  • Tiêu chí công nhận GVN mới: năng suất cao hơn tối thiểu 5% GVN cùng loại
  • Hồ sơ và trình tự công nhận:

+ Hồ sơ gồm đơn đề nghị (PLVIII) và báo cáo kết quả khảo nghiệm.

+ Trình tư: Kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ không quá 03 ngày. Trong thời gian không quá 15 ngày khi nhận được hồ sơ đầy đủ sẽ thành lập Hội đồng đánh giá kết quả khảo nghiệm.

 
Kiểm định GVN:

  • Trường hợp kiểm định: Theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu quản lý GVN;
  • Việc kiểm định thực hiệnth eo yêu cầu đối với từng chỉ tiêu, từng loại giống, từng cấp giống. Quy trình theo QCQG do Bộ NNPTNT ban hành.
 
Quảng cáo GVN:

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngành nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ xem xét, thông báo công nhận. Trong trường hợp không đủ hồ sơ trả lời trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc.

 

 
KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ GVN
  • Hình thức kiểm tra: Định kỳ mỗi năm 01 lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý
  • Trình tự kiểm tra: Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; thông báo bằng văn bản cho cơ quan được kiểm tra tối thiểu trước 05 ngày làm việc.

 

 
TRÁCH NHIỆM DN Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm; có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.  
PHỤ LỤC II Các chỉ tiêu chất lượng phải công bố tiêu chuẩnđối với giống vật nuôi

 

  • Các chỉ tiêu sản xuất của con vật nên xác lập “Mức công bố” bằng giá trị trung bình của đàn giống hơn là giá trị tối thiểu.
  • Chỉ có sản phẩm đóng bao bì, ví dụ tinh heo mới có giá trị tối thiểu khi bao gói.