Trang chủ Diễn đàn góp ý PL

Ernst & Young góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi
27/07/2016 23:57' Gửi bài này In bài này
Góp ý Dự thảo Nghị Định Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hướng dẫn thủ tục quản lý thuế đối với các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế (bản ngày 26/01/2016)

 

STT. Dẫn chiếu Ý kiến đóng góp
1 Điều 7 Khoản 3

Trường hợp miễn thuế với quà biếu quà tặng từ tổ chức cá nhân nước ngoài

Đối với trường hợp là quà biếu quà tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài cho tổ chức Việt nam nếu giá trị quà biếu không quá 30 triệu đồng sẽ không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại thông tư nghị định 209/2013/ND-CP và thông tư 219/2013/TT-BTC chỉ quy định về trường hợp miễn thuế đối với quà biếu quà tặng cho các tổ chức cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Do đó, nếu trong trường hợp dự thảo nghị định này cho phép việc không chịu thuế GTGT cho quà biếu quà tặng từ nước ngoài tới các tổ chức khác tại Việt Nam thì cần phải điều chỉnh quy định về thuế GTGT cho phù hợp.
2 Điều 7 khoản 5

“Trường hợp quà biếu, quà tặng là thuốc cấp cứu, thiết bị y tế cho người bị bệnh nặng hoặc người bị thiên tai, tai nạn có trị giá không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng thì được miễn các loại thuế.”

Trường hợp quà biếu là thuốc cấp cứu, thiết bị y tế cho người bị bệnh nặng hoặc người bị thiên tai, tai nạn không thực sự khác với trường hợp hàng hóa là quà biếu quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện được nêu tại khoản 3b điều 7. Do đó dẫn đến việc trùng lặp trong quy định với hai hạn mức khác nhau sẽ gây khó hiểu và khó vận dụng. Kiến nghị gộp hoặc sửa đổi quy định chi tiết lại điều khoản này.
3 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

3b. “Đối với nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia công tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả sản phẩm xuất khẩu theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ), người khai hải quan thực hiện khai, tính thuế xuất khẩu nguyên liệu, vật tư tự cung ứng trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công;”

Điều này hiện nay chưa hướng dẫn quy định việc nguyên liệu vật tư do doanh nghiệp chế xuất (nhận gia công cho thương nhân nước ngoài) tự cung ứng từ nguồn nguyên vật liệu mua tại Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế/hải quan thì khi xuất khẩu có cần thiết phải thực hiện việc kê khai và tính thuế xuất khẩu (nếu có) nữa hay không?  Đề nghị làm rõ điểm này.
4 Điều 9 Các trường hợp miễn thuế với nguyên liệu,vật tư hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu: khoản 4b.2 và từ khoản 4 b.5 đến 4 b.8.2 và khoản 4.c Các trường hợp này được quy định này vào trường hợp miễn thuế là không phù hợp. Kiến nghị nên đưa các điều khoản này vào trường hợp hoàn thuế.
5 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

Khoản 4b.3 “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) để thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà do tổ chức, cá nhân nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ được xét hoàn thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu;”

Trường hợp này được hiểu là khi nhập khẩu nguyen liệu, vật tư, doanh nghiệp SX/gia công đã ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, nên nguyen vật liệu nhập khẩu (theo tinh thần tại Điều 9) phải thuộc trường hợp được miễn thuế luôn và không quy định về xét hoàn thuế nữa.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu về để sản xuất, sau đó mới tìm được thị trường xuất khẩu hàng hóa (theo hợp đồng gia công) thì nên được tập hợp trong quy định tại khoản 4.b.2 và thuộc phạm vi áp dụng hoàn thuế nhập khẩu.

Đề nghị cân nhắc sửa đổi quy định này .

6 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

khoản 4 b.10. “Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nêu từ điểm b.1 đến điểm b.7 khoản này nhưng không xuất khẩu ra nước ngoài mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với lượng hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài;”

Kiến nghị đưa vào trường hợp hoàn thuế và quy định rõ hồ sơ, thủ tục hoàn.
7 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

khoản 4d. “Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu.”

Quy định này là không thực sự cần thiết căn cứ theo thực tế. Hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế không bị phụ thuộc vào thời hạn nộp thuế nữa.
8 Điều 9  – Các trường hợp miễn thuế

khoản 5. “Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.”

Tại điều khoản này, không quy định trường hợp sử dụng nguyên vật liệu từ hai nguồn: NK và mua từ nội địa.

Trường hợp có sử dụng nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu thì phải kê khai và tính nộp thuế như thế nào? Có căn cứ theo quy định tại Khoản 6 điều 12 Quyết Định 72/2013/QĐ-TTg là chỉ phải nộp thuế nhập khẩu tính trên phần nguyên liệu vật liệu nhập khẩu cấu thành hàng hóa đó, ngoài ra xác định số thuế nhập khẩu căn cứ theo số lượng mức thuế suất của mặt hàng nhập khẩu vào nội địa Việt Nam và trị giá tính thuế tính trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa nhập khẩu vào nội địa Việt Nam? Đề nghị làm rõ điều khoản này.

9 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

khoản 6. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định theo khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm: …

6.b. “Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;”

 

–         Đối với trường hợp hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trong thời hạn nhất định cần bổ sung thêm trường hợp nhập cả tàu biển, tàu bay tạm nhập hoặc tạm xuất để sửa chữa thay thế ngoài máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng.

–         Đồng thời, đề nghị nêu rõ “thời hạn nhất định” là bao lâu, căn cứ theo quy định hay tài liệu nào?

10 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

khoản 6.c. “Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;”

Hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tại nhập để bảo hành sửa chữa thay thế thì được miễn thuế. Tuy nhiên trường hợp tái xuất, khi sửa chữa bảo hành có sử dụng các nguyên vật liệu có nguồn gốc nội địa thì phần nguyên liệu này có phải kê khai và nộp thuế XK (nếu có) hay không? Tương tự đối với trường hợp tái nhập hàng hóa đưa ra nước ngoài sửa chữa bảo hành, thì các nguyên liệu thay thế được gắn vào sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài có cần phải kê khai và nộp thuế NK (nếu có) hay không?

Đề nghị quy định cụ thể

11 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

Khoản 8. “Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, gồm:…”

Cần có quy định rõ thêm trường hợp nhập khẩu thay thế, bảo hành các máy móc thiết bị này thì hàng hóa thuộc điều khoản này nhập khẩu để sửa chữa, thay thế cho hàng hóa này có được miễn thuế hay không?
12 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

Khoản 13. “Dự án, cơ sở đóng tàu theo quy định khoản 16 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải thuộc Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”

Quy định về dự án cơ sở đóng tàu quy định phải thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi theo phụ lục I của nghị định 118/2015/ND-CP là không thực sự cần thiết và gây khó khăn cho doanh nghiệp tra cứu.Vì căn cứ theo Nghị định 118, cũng chỉ có ghi cơ sở đóng tàu cá hoặc đóng tàu là phù hợp với dự án được quy định tại điểm này. Do đó, kiến nghị nên nêu rõ luôn và không cần dẫn đến nghị định 118.
13 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

khoản 18. “Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng, trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo, tạp chí khoa học chuyên dùng để sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ theo quy định tại khoản 21 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”

Kiến nghị nên bỏ qua quy định về hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được. Căn cứ theo thực tế, quy định này cũng không giúp ích nhiều cho việc bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kìm hãm sự phát triển và tự do thương mại đặc biệt là trong các linh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, … luôn cần sự đổi mới và hiện đại hóa.
14 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

khoản 21 “c) Hàng hóa, trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư đã được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật liên quan nhưng chủ dự án chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác (chuyển đổi chủ sở hữu dự án) thì tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

c.1) Tại thời điểm chuyển nhượng, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn quy định dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư;

d) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (chủ sở hữu mới dự án) là chủ đầu tư có dự án chuyển nhượng được ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, chủ dự án chuyển nhượng và tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng phải kê khai với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế của dự án về việc chuyển nhượng.”

Việc chuyển nhượng dự án cho tổ chức, cá nhân khác không làm thay đổi nguồn gốc và việc sử dụng hàng hóa cho dự án đó. Nếu không có sự chuyển đổi chủ sở hữu hàng hóa thì cho dù Luật thay đổi, hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế vẫn phải tiếp tục được miễn thuế.

Như vậy, quy định như dự thảo sẽ trở thành một trong những rào cản hạn chế hoạt động chuyển nhượng. Đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bảo tồn và kế thừa các ưu đãi về thuế đối với các dự án này tránh các thủ tục rườm rà làm cản trở việc chuyển nhượng dự án của các doanh nghiệp. Theo đó, quy định tại điểm 21.d không cần thiết nữa.

15 Điều 9 – Các trường hợp miễn thuế

Khoản 21 đ2: Trường hợp miễn thuế với tài sản thuê tài chính của dự án ưu đãi đầu tư.

đ.2) …

Sau khi kết thúc hợp đồng thuê tài chính, nếu hàng hóa cho thuê tài chính đã được miễn thuế không được sử dụng cho dự án ưu đãi đầu tư như mục đích khi nhập khẩu thì Công ty cho thuê tài chính phải kê khai và nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều quy định về thay đổi mục đích sử dụng tại….. Nghị định này. Dự án ưu đãi đầu tư không được nhập khẩu hàng hóa thay thế cho hàng hóa đi thuê tài chính đã được miễn thuế nhập khẩu.

Kiến nghị sửa đổi điều khoản này vì việc không cho phép NK hàng hóa thay thế cản trở quyền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi hiểu rằng, doanh nghiệp vẫn được phép nhập khẩu hàng hóa thay thế cho hàng hóa cho thuê tài chính nhưng sẽ phải nộp thuế đối với sản phẩm hàng hóa thay thế.

Đề nghị làm rõ hơn.

16 Điều 12 khoản 2c

Hồ sơ miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Kiến nghị sửa đổi quy định về hồ sơ miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu với lý do là hồ sơ miễn thuế được quy định là hồ sơ hải quan nên các thông tin trong hồ sơ hải quan đã đẩy đủ (về số tờ khai, tên hàng hóa…) và không cần thiết phải làm công văn yêu cầu miễn thuế tạo thêm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
17 Điều 18

Các trường hợp hoàn thuế và điều kiện hoàn thuế

Như đã kiến nghị ở trên, các điều khoản miễn thuế từ điều 9 khoản 4b.5 đến điều 9 khoản 4b.8.2, 4.b.10 và khoản 4.c nên được cân nhắc đưa vào điều này.
18 Điều 18 khoản 4 – Điều kiện hoàn thuế

c.3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.” 

Yêu cầu giải thích rõ tại sao hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì mới được hoàn thuế. Căn cứ tại khoản 1đ điều 6 Nghị định 108/2015/ND-CP hướng dẫn về luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thì hàng hóa NK đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất đi thì được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần hàng hóa đã xuất đi. Như vậy thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thì tại sao thuế xuất nhập khẩu lại không được hoàn (giả định rằng DN đáp ứng các điều kiện khác về hoàn thuế NK)?
19 Điều 17

Hồ sơ hoàn thuế

Điều về hồ sơ hoàn thuế nên được đặt lại là điều 19
20 Điều 17 (nên là điều 19) – Hồ sơ hoàn thuế

khoản 2đ và 2e: điều kiện

Không thực hiện theo hình thức thuê, mượn;

Đề nghị quy định nêu rõ hơn điều kiện thứ 3 liên quan đến hoàn thuế đối với máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức cá nhân được phép tạm nhập tái xuất để thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể là: “- không thực hiện theo hình thức thuê, mượn có trả phí”, vì nếu đã trả phí thuê, mượn thì doanh nghiệp đã phải nộp thuế NK trên phí thuê, mượn và không được hoàn thuế.
21   Trong dự thảo luật còn nhiều chỗ sai chính tả, các điều khoản bị đánh số sai không đúng theo thứ tự, đề nghị xem xét và điều chỉnh lại.

 

Các tin khác