Trang chủ Diễn đàn góp ý PL

Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối
27/07/2016 23:52' Gửi bài này In bài này

GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ THAY THẾ THÔNG TƯ SỐ 131/TT-BTC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

COMMENTS ON THE DRAFT CIRCULAR REPLACING CIRCULAR NO.131/2010/TT-BTC PROVIDING GUIDANCE ON FOREIGN INVESTORS CONTRIBUTING CAPITAL TO OR ACQUIRING SHARES OF VIETNAMESE ENTERPRISES

 

Chuẩn bị bởi Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Prepared by Vietnam Business Forum

 

No./Số Draft Circular Reference/Điều khoản Issues/Vấn đề Recommendation/Kiến nghị
1 Liên quan đến Căn cứ pháp lý Regarding the legal basis Nghị định 78/2015/NĐ-CP không được liệt kê tại phần Căn cứ

Decree 78/2015/ND-CP is not listed in the legal basis.

Xin vui lòng bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP và phần căn cứ

Please consider to add Decree 78/2015/ND-CP

2 Điều 1

Article 1

Cụm từ “tổ chức kinh tế do bên ngoài nắm quyền chi phối” không rõ nghĩa.

The term “the economic organization held by the outside party” does not make sense.

 

Đề nghị làm rõ “bên ngoài” là chủ thể nào. Nếu đó là “tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối” thì đề nghị chỉnh sửa lại.

Please clarify this which is the outside party. If it is “the economic organization held by the foreign party”, please adjust.

 

 

 

 

3 Điều 2, mục 1.1 a

 

Về Nhà đầu tư nước ngoài:

Trong dự thảo, Tổ chức nước ngoài: là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, chi nhánh của tổ chức này tại Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo chúng tôi, chi nhánh của tổ chức kinh tế nước ngoài không nên được coi là nhà đầu tư nước ngoài vì việc một chi nhánh trở thành chủ sở hữu của một công ty ở Việt Nam sẽ là không hợp lý. Thêm vào đó, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài trong Luật đầu tư 2014 cũng không bao gồm chi nhánh của tổ chức đó.

 

Đề nghị cân nhắc bỏ chi nhánh của tổ chức nước ngoài ra khỏi danh sách nhà đầu tư nước ngoài.

 

 

Article 2, item 1.1

 

Regarding the Foreign Investor:

In the draft, the Foreign investor includes the Foreign organization. Accordingly, the Foreign organization includes the organization established under the foreign laws and the branch in Vietnam of such organization carrying out the investment and business in Vietnam.

In our opinion, the branch in Vietnam of foreign organization should not be a foreign investor because it is not suitable if a branch became the parent or owner of an enterprise in Vietnam. In addition, definition of foreign investors under Law on Investment 2014 does not cover the branch in Vietnam of such organization.

Please consider to remove the branch of foreign organization from the list of foreign investor.

 

Điều 2, Khoản 1.2

Định nghĩa “tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối”

Các tiết c), d), và e) mâu thuẫn với khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư.

Thí dụ, theo tiết c), nếu tổ chức A có một cổ đông là X nắm giữ dù chỉ 5% và X là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51%, thì A được xem là “tổ chức do bên nước ngoài nắm quyền chi phối.”  Điều này mâu thuẫn với khoản 1 Điều 23 Luật Đầu Tư và không đúng với nguyên tắc “chi phối” vì X chỉ sở hữu 5% của A.

 

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Đầu Tư, X phải sở hữu 51% của A thì A mới được xem là tổ chức do “bên nước ngoài” nắm quyền chi phối.

 

Đề nghị sửa lại Khoản 1.2 như sau phù hợp với Luật Đầu Tư:

==

1.2. Tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối: là tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư, gồm:

a) Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

b) Công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;

c) Tổ chức kinh tế có các thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức kinh tế đề cập ở khoản a) nói trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

d) Tổ chức kinh tế có các thành viên hoặc cổ đông góp vốn là công ty hợp danh đề cập ở tiết b) nói trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

e) Tổ chức kinh tế có các thành viên hoặc cổ đông góp vốn cùng nhau nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên là nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế đề cập ở tiết a), và/hoặc tiết b).

==

Article 2, clause 1.2

Definition of “economic organization controlled by dominant foreign entities”

Points c), d) and e) conflict with Article 23.1 of Law on Investment.

For example, in regard to point c), if organisation A has a shareholder X that holds 5% of A and X is an organisation where foreign investors hold 51%, then A is deemed an “organisation controlled by foreign entities.” This point conflicts with Article 23.1 on the Law on Investment and is incompatible with the controlling principle because X only holds 5% of A.

Based on Article 23.1 of Law on Investment, X must hold 51% of A in order for A to be deemed as an organisation controlled by foreign entities.

 

 

 

 

 

We propose amending Article 2, clause 1.2 so as to be compatible with the Law on Investment, as follows:

1.2 Organisation being controlled by foreign entities: is an economic organisation stipulated in Clause 1, Article 23 of Law on Investment, including:

a)  Economic organization where foreign investors hold at least 51% of charter capital;

b) Partnership where the majority of the general partners are foreign individuals;

c) Economic organization whose member or shareholder is an organisation stated at point a) that holds at least 51% charter capital;

d) Economic organization whose member or shareholder is a partnership stated at point b) that holds at least 51% charter capital;

e) Economic organization whose members or shareholders together hold at least 51% of charter capital  being foreign investor and economic organization as stated at point a) and/or point b).

Điều 2, Khoản 2

Doanh nghiệp Việt Nam quy định tại Thông tư này là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

“Doanh nghiệp Việt Nam” là một khái niệm cơ bản được dùng nhiều lần trong dự thảo Thông tư để đề cập đến doanh nghiệp mục tiêu thành lập tại Việt Nam mà bên nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong đó.

Định nghĩa “doanh nghiệp Việt Nam” ở Điều 2 Khoản 2 nên làm rõ ý định đây là “doanh nghiệp mục tiêu,” để tránh nhầm lẫn với “tổ chức kinh tế” được dùng trong dự thảo Thông tư cũng là đề cập đến các doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam, nhưng nhằm vào tư cách “nhà đầu tư.”

Đề nghị sửa đổi như sau:

==

2. “Doanh nghiệp Việt Nam” quy định tại Thông tư này là doanh nghiệp mục tiêu nơi bên nước ngoài góp vốn, mua hoặc nắm giữ cổ phần, phần vốn góp, và là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Article 2, clause 2

Definition of “Vietnamese enterprises”

“Vietnamese enterprises” is a fundamental concept used several times in the Draft Circular to address a target company established in Vietnam to and from which foreign entites make a capital contribution and buy shares.

The definition of “Vietnamese enterprises” at Clause 2 Article 2 should elaborate that these are “target companies” to avoid being mistaken with an “economic organisation” that is used in the Draft Circular to address enterprises established in Vietnam but which act as “investors”.

We propose amending Article 2, clause 2 as follows:

2. “Vietnamese enterprises” stipulated in this Circular are target companies to which foreign entities make a capital contribution, or from which foreign entities buy or acquire shares, which includes limited liability companies, joint stock companies, partnerships and private enterprises established under the laws of Vietnam and headquartered in Vietnam. 

4 Điều 4 Quy định quá cụ thể tại  Điều 4 đã vô tình hạn chế sự thỏa thuận của các bên giao dịch nhằm tìm ra các biện pháp mua cổ phần và mua lại phần vốn góp phù hợp nhất. Thông tư này cần cho phép các bên thực hiện các biện pháp mua cổ phần và mua lại phần vốn góp không được liệt kê tại Điều 4.
Article 4 Article 4 is very specific, and may unintentionally exclude more creative solutions negotiated between transacting parties.  The Draft Circular should offer flexibility to permit forms for purchase of shares or capital that are not listed in Article 4. We suggest removal of this article or amending to allow flexibility.
Điều 4, 2.1,b

Bên nước ngoài mua lại cổ phần, quyền mua cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm cả mua lại cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

 

Điều khoản này có 1 số vấn đề như (i) Không cụ thể hóa việc chấp thuận (chấp thuận theo đa số đơn giản (ví dụ: 50%), chấp thuận theo đa số tuyệt đối (ví dụ: 75%), hay nhất trí chấp thuận (100%) và (ii) Nếu người bán là cổ đông thiểu số thì việc xin chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông là khó và đặc biệt khi có nhiều cổ đông. Đề xuất bỏ đoạn “sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận”
Article 4, 2.1,b

The Foreigner can buy shares and rights to purchase shares from shareholders in a joint stock company, including common shares of founding shareholders, after receiving approval from General Meeting of Shareholders.

This Clause can be problematic (i) It does not specify the approval (simple majority approval, super majority approval, or unanimous approval) and (ii) If the seller is a minority shareholder, getting approval from GM can be difficult and especially if there are many shareholders – Delete the phrase “after receiving approval from General Meeting of Shareholders” from Article 4, Clause 2.1 b)
5 Điều 5.2, 5.3 Nhà đầu tư nước ngoài có thể ủy quyền và chỉ được ủy quyền cho duy nhất một đại diện giao dịch tại Việt Nam thông qua văn bản ủy quyền để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam.”

Không rõ phạm vi “ủy quyền để thực hiện các hoạt động góp vốn” là làm những hoạt động cụ thể gì, ví dụ chỉ đại diện để đàm phán hợp đồng hay bao gồm cả việc góp vốn thay mặt cho nhà đầu tư nước ngoài (tương tự như dịch vụ ủy thác đầu tư.

 

Quy định về “người trực tiếp thực hiện các giao dịch trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam”

 

Vấn đề: Không rõ thế nào là “trực tiếp thực hiện giao dịch”. Ví dụ là trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết tài liệu hay trực tiếp đứng ra đầu tư thay mặt cho nhà đầu tư nước ngoài?

Cần làm rõ vấn đề này. Nếu chỉ ủy quyền để đàm phán hợp đồng thì không cần thiết phải quy định vì đây là quan hệ đại diện đã được Luật Dân sự điều chỉnh. Nếu luật cho phép ủy quyền/ủy thác đầu tư thì cần viết rõ ràng hơn.

 

Tương tự như trên, cần làm rõ quy định này. Nếu là trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng thì không cần quy định vì đây là vấn đề ủy quyền đã được Luật Dân sự điều chỉnh. Nếu được phép trực tiếp đầu tư thay mặt nhà đầu tư nước ngoài (dưới hình thức ủy thác) thì cần viết rõ ràng hơn.

Article 5.2, 5.3 Foreign investors may authorize a trading representative in Vietnam through written authorization in order to carry out activities such as capital contribution and share purchase  in the enterprise in Vietnam.

 

The scope of authority to carry out the activities is unclear. For example, is the representative  limited to negosiations only for activities such as capital contribution on behalf of the foreign investor (similar to entrustment investment service)?

 

The article discusses who may directly implement the transaction in capital contribution, share purchase and capital contribution of foreign investors in Vietnamese enterprise.

However, the Draft Circular is not clear on what “directly implement the transaction” means.  For example, does it mean being directly involved in negotiation, signing documents or directly making an investment on behalf of the foreign investor?

We suggest clarifyng this issue.  If the authorisation is granted only for negotiation purposes then this provision is unnecessary because the Civil Code regulates the representative relationship. (Article 138, Civil Code 2015).

 

If the Draft Circular permits an authorisation/entrustment investment, the further clarification is required.

Similar to the abovementioned recommendation, we suggest clarifying this issue. If the Draft Circular relates to authority to directly negotiate and execute a contract then we note that the Civil Code already governs this (Article 562, Civil Code 2015).

If the Draft Circular authorizes an individual to directly invest on behalf of the foreign investor (entrustment) then further clarification is required.

6 Điều 6. Các trường hợp nhận vốn góp, bán cổ phần

Điều 7. Thẩm quyền quyết định nhận vốn góp, bán cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp

Các vấn đề này đã được quy định chi tiết trong Luật Doanh Nghiệp.  Việc quy định lại các vấn đề này dùng ngôn ngữ khác với Luật Doanh Nghiệp, và trong một số trường hợp mâu thuẫn với Luật Doanh Nghiệp sẽ tạo khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật, hoặc có thể bị hiểu nhầm là hạn chế quyền tự do quyết định nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Thí dụ, Khoản 1 Điều 6 quy định tăng vốn điều lệ, thu hút bên nước ngoài trở thành nhà đầu tư chiến lược.  Khoản 1 này của Điều 6 hạn chế doanh nghiệp bán cổ phần cho bên nước ngoài không phải là nhà đầu tư chiến lược, mâu thuẫn với nội dung của các Luật Đầu Tư, Luật Doanh Nghiệp và các quy định dưới luật khác.

Đề nghị bỏ Điều 6 và Điều 7.
Article 6: Receive capital contribution, selling shares

Article 7. The authority to decide to receive capital contribution , sell shares and transfer capital contribution

These issues are already covered in the Law on Enterprises. Restating them but using different terms other than those used in the Law on Enterprises, and in some instances, which conflict with the Law on Enterprises, will hinder enterprises in understanding and applying the law, or perhaps be perceived as a limitation on enterprises’ freedom to make business decisions. We suggest deleting Articles 6 and 7
7 Điều 8

Phương án huy động vốn, kết hợp/hoặc chuyển nhượng một phần vốn góp, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến bên nước ngoài

 

Đoạn 3.1 và 3.2

Phương pháp thực hiện áp dụng đối với bên nước ngoài

Việc quy định khi có trên 3 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần phải thực hiện đấu giá và thực hiện công khai không phù hợp với thông lệ trên thế giới vì Thông tư này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đại chúng.

Khi chọn lựa đối tác liên doanh, nhà đầu tư chiến lược, vvv,  trong công ty không niêm yết, doanh nghiệp có thể quan tâm đến các tiêu chí thương mại khác nhau tuỳ mục tiêu kinh doanh (thế mạnh về kinh nghiệm hoặc các quan hệ của đối tác trong lĩnh vực công ty cần hỗ trợ phát triển, tiềm lực tài chính, vvv), và không chỉ là giá bán cổ phần.  Vì vậy, buộc thực hiện đấu giá chọn nhà đầu tư sẽ gây khó khăn cho việc chọn lựa nhà đầu tư phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của công ty.

 

Để nghị bỏ Đoạn 3 của Điều 8.
Article 8

The plan for capital mobilization, combination / or transfer of a capital contribution, sale of shares in Vietnamese enterprises to foreign entities

Clause 3.1 and 3.2:

Applicable measures for foreign entities

The stipulation providing that, if more than 3 investors register to buy shares, the sale must be conducted through auction and publicly is incompatible with international general practices because this Draft Circular is applicable to non-public companies.

When choosing partners, strategic investors, etc. in non-public companies, enterprises will consider commercial criteria other than the sale price, depending upon its business needs (for example, experience or partners’ relationships in the industry in which the enterprise needs support, financial assistance, etc.). Therefore,  requiring a non-public company to hold an auction to choose investors will impede the selection of competent investors who are the most compatible with enterprises’ business needs.

We suggest deleting Clause 3, Article 8
8 Điều 8, Khoản 3.1

Article 8, clause 3.1/

Liên quan đến phương thức huy động vốn, tổ chức đấu giá để huy động vốn tại Sở Chứng khoán là không hợp lý, vì chúng tôi hiểu thông tư này không điều chỉnh việc mua bán cổ phần trên thị trường chứng khoán.

Regarding capital mobilization, arranging the auction for capital mobilization through the Stock Exchange is not suitable as we understand that this placing circular does not regulate the purchase and sale of share in the stock market.

 

Tổ chức đấu giá: áp dụng khi có trên 3 nhà đầu tư là bên nước ngoài đăng kí mua cổ phần

 

Auction: applicable when there are more than 3 foreign investor subscribing for shares

 

 

 

Đề nghị không đưa việc đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán vào như một phương thức huy động vốn.

Please consider to remove the auction through Stock Exchange from the list of method.

 

 

 

 

 

 

Bán theo phương thức nào là quyền của doanh nghiệp hoặc người bán vốn

 

It must be up to the enterprise/seller to determine the method of sale

Điều 8, Khoản 3.2

 

Thỏa thuận trực tiếp để huy động vốn: theo dự thảo, phương thức này áp dụng trong trường hợp có tối đa 3 nhà đầu tư là bên nước ngoài đăng kí mua và tổng số vốn đăng kí mua bằng số vốn dự kiến bán cho bên nước ngoài. Việc giới hạn số lượng nhà đầu tư là không hợp lý.

 

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định khống chế số lượng nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện phương thức Thỏa thuận trực tiếp vì việc đấu giá có thể dẫn đến tiêu tốn thời gian và chi phí không cần thiết. Nếu việc thỏa thuận không thành công thì doanh nghiệp có thể cân nhắc tổ chức đấu giá.

 

Article 8, clause 3.2 Directly negotiation for capital mobilization: under the draft, this method shall be applied in case of having 3 foreign investors as maximum and the total capital registered for purchase is equal to the capital that is offered to sale. It is not reasonable to limit the number of the foreign investor.

 

Please consider to remove the limitation of foreign investor in case of Directly negotiation as it may take unnecessary time and cost for auction. If the negotiation can not be reached, then the enterprise can carry out the auction to select the purchaser of capital.
9 Điều 9. Công bố thông tin Quy định về công bố thông tin theo luật pháp Việt Nam và trên thế giới thông thường áp dụng cho công ty niêm yết.  Vì Thông tư này áp dụng cho các công ty không đại chúng, việc bắt buộc công bố thông tin có thể gây bất lợi cho việc kinh doanh và bảo mật kinh doanh.  Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cũng không công bố thông tin về cổ đông và thành viên của doanh nghiệp.

Ngay cả trong trường hợp tổ chức đấu giá cổ phần công ty không đại chúng, trong thông lệ kinh doanh thường là tổ chức đấu giá hạn chế và không công khai rộng rãi, để tránh ảnh hưởng bất lợi hoặc phiền hà cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

Đề nghị bỏ Điều 9
Article 9. Disclosure of information Under Vietnamese law and international general practices, the requirement to disclose information applies to listed companies. Since this Circular applies to non-public companies, requiring  the disclosure of information would hinder business activities and confidentiality.  The National Business Registration Portal does not disclose information on enterprises’ members and shareholders, either. We suggest deleting Article 9.
10 Điều 10. Thực hiện nhận góp vốn, bán cổ phần Điều 10 đưa ra các hạn chế về giá bán cổ phần tương tự như trường hợp bán cổ phần do nhà nước sở hữu.

Tuy nhiên, trong công ty không đại chúng, viêc chọn lựa nhà đầu tư còn căn cứ vào nhiều tiêu chí thương mại khác bên cạnh giá bán cổ phần (mục tiêu về kinh doanh, tiềm năng kinh tế và quan hệ có sẳn trong các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp muốn phát triển).  Trong điều kiện thương mại mà doanh nghiệp xem xét cũng không chỉ có giá bán, mà còn có các điều kiện khác cần so sánh như các yêu cầu về trách nhiệm bồi thường, cam đoan, bảo đảm và cam kết, điều kiện tiên quyết để hoàn thành giao dịch, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, vvv.

Vì vậy, hạn chế giá mua bán có thể gây cản trở lớn các yếu tố quyết định có tính thương mại khác của doanh nghiệp.

Tiết a) của khoản 2 Điều này so sánh giá bán cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cũng đi ngược lại với tinh thần của Luật Đầu Tư và các chính sách hội nhập với thế giới.

Đề nghị bỏ các hạn chế về giá ngoài các hạn chế đã quy định trong Luật Doanh Nghiệp.
Article 10. Receiving capital contribution, selling shares and transferring capital contribution Article 10 sets forth restrictions on the share selling price similar to the sale of shares owned by the State.

However in non-public companies, the selection of investors relies on several commercial criteria other than that of the share selling price (for examle, business objectives, economic potential and existing relationships in overseas markets where the companies wish to develop). Furthermore, the commercial conditions the companies would consider comprise not only the selling price but also other comparative conditions, such as the required obligations for compensation, covenants, warranties and undertakings, conditions precedent for the completion of transactions, business objectives and business plans, etc.

Therefore, restrictions on the selling-purchasing price may prove to be a major obstacle to other commercial decisions of the company.

In addition, the comparison of the selling price applicable to foreign investors to that applicable to domestic investors at point (a), Clause 2 of this Article is not in line with the spirit of the Investment Law and the policy on national treatment.

We propose deleting the restrictions on price which are other than those already stipulated in the Law on Enterprises.
Điều 10, khoản 2.b

 

Article 10, 2b

Giá bán cho bên nước ngoài không được thấp hơn giá bán cho nhà đầu tư trong nước tại cùng thời điểm

 

The sale price offered to foreign investors must not be lower than the sale price offered to local investors at the same time

 

Người bán có toàn quyền quyết định giá bán mà mình thấy hợp lý

 

The seller must have the absolute discretion to decide the sale price as it thinks fit

11 Điều 12. Tài khoản giao dịch

1. Nhà đầu tư nước ngoài được mở một (01) tài khoản vốn đầu tư tại một (01) ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngân hàng.

2. Tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối phải có ít nhất một tài khoản giao dịch mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngân hàng.

Thông tư nên giải quyết các mâu thuẫn giữa các quy định hiện hành về tài khoản vốn đầu tư để làm rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp liên quan đến tài khoản và việc thanh toán.  Nếu cần thiết nên làm Thông Tư liên tịch giữa Bộ Tài Chính và Ngân Hàng Nhà Nước để thống nhất vấn đề này.

Đề nghị quy định rõ là doanh nghiệp mục tiêu không cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp khi có nhà đầu tư mua cổ phần, góp vốn trong doanh nghiệp mục tiêu, mà chỉ cần nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư theo Thông tư này là đủ.

Theo quy định về ngoại hối, nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích góp vốn bằng ngoại tệ.  Do vậy, đề nghị quy định rõ tài khoản vốn đầu tư có thể được mở bằng tiền Việt hoặc ngoại tệ để không cản trở lý thuyết quyền góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài.

Đề nghị sửa như sau:

==

Điều 12. Tài khoản giao dịch

1. Bên nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài được mở một (01) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và/hoặc bằng tiền Việt Nam tại một (01) ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động thanh toán tiền mặt cho việc mua, bán cổ phần, góp vốn, chuyển nhượng vốn góp (trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản khác), thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền thu được từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngân hàng.

2. Bên nước ngoài là tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối có đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam khác phải có ít nhất một tài khoản giao dịch mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.  Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, góp vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam (trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản khác), thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua các tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngân hàng.

3. Doanh nghiệp Việt Nam có thêm bên nước ngoài làm cổ đông hay thành viên không cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Article 12. Transacting account

1. The foreign investor can open one (01) investment capital account in one (01) commercial bank in Vietnam. All activities of purchasing and selling shares, transferring capital contribution, collecting and using dividends and divided profits, remitting money abroad and other activities related to investment in Vietnamese enterprises shall be carried out via this account.  The opening, closing, use and management of investment capital accounts must comply with legal regulations on banking.

2. The economic organization dominated by a foreign investor shall have at least one transaction account at a commercial bank in Vietnam. All activities of purchasing and selling shares, transferring capital contribution, collecting and using dividends and divided profits and other activities related to investment in Vietnamese enterprises shall be carried out via this account.  The opening, closing, use and management of transacting accounts must comply with legal regulations on banking.

The Circular should address the controversies among the current regulations on the investment capital account to clarify the enterprises’ obligations in respect of bank accounts and payments.

If necessary, a Joint-Circular of the Ministry of Finance and the State Bank should be issued stipulating the uniform views on this issue.

We propose it be expressly stipulated that the targeted enterprises do not need to open direct investment capital account where there is an investor purchasing shares, contributing capital in such targeted enterprises; as the investor’s opening of the investment capital account in accordance with this Circular is sufficient.

In accordance with the regulations on foreign exchange, foreign investors are encouraged to contribute capital in foreign currency. Therefore, we propose that the investment capital account may be opened in VND or foreign currency so not to obstruct the theory that foreign investors may contribute capital, buy shares in foreign currency.

We propose that this Article be amended as follows:

Article 12. Transacting account

1. The foreign party being a foreign investor can open one (01) investment capital account in foreign currency and/or in Vietnamese Dong in one (01) commercial bank in Vietnam. All activities of cash payment for sale-purchase of shares, capital contribution, transfer of capital contribution (save for payment in the form of other assets), collection and use of dividends and divided profits, overseas remittance of monies collected from the activities of capital contribution, purchase of shares in Vietnamese enterprises and other activities related to investment in Vietnamese enterprises shall be carried out via this account. The opening, closing, use and management of investment capital accounts must comply with legal regulations on banking.

2. A foreign party being an economic organization dominated by a foreign party investing in another Vietnamese enterprise shall have at least one transaction account at a commercial bank in Vietnam. All activities of sale-purchase of shares, contribution to charter capital, transfer of capital contribution in a Vietnamese enterprise (save for payment in the form of other assets), collection and use of dividends and divided profits and other activities related to investment in a Vietnamese enterprise shall be carried out via this account. The opening, closing, use and management of transacting accounts must comply with legal regulations on banking.

3. Vietnamese enterprises having foreign parties as shareholders or members do not need to open direct investment capital account.

Điều 12

 

Liên quan đến tên của Điều 12 (Tài khoản giao dịch), do nội dung của khoản này nói về Tài khoản vốn đầu tư và Tài khoản giao dịch nên đặt tên cho Điều 12 là Tài khoản giao dịch là chưa hợp lý.

 

Thêm vào đó, dự thảo quy định “1.Nhà đầu tư nước ngoài được mở một (01) tài khoản vốn đầu tư tại một (01) ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Tuy nhiên, trên thực tế, một nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp, cổ phần của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Thêm vào đó, việc thanh toán có thể được thực hiện bằng đồng Đô la Mỹ, đồng Việt Nam hoặc các ngoại tệ khác tùy thuộc vào thỏa thuận của bên mua, bên bán và quy định pháp luật về ngoại hối. Do vậy, việc quy định Nhà đầu tư nước ngoài được mở một (01) tài khoản vốn đầu tư là không hợp lý.

Chúng tôi kiến nghị như sau:

 

  1. Đề nghị điều chỉnh tên của Điều 12.
  2. Với mỗi loại tiền tệ, Nhà đầu tư nước ngoài được mở một (01) tài khoản vốn đầu tư tại một (01) ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
  3. Đồng thời, đề nghị làm rõ việc mở tài khoản vốn đầu tư là nghĩa vụ hay là quyền của nhà đầu tư nước ngoài. Trong dự thảo, đây là quyền tuy nhiên chúng tôi cho rằng nên là nghĩa vụ chứ không phải quyền.
  4. Đề nghị làm rõ tài khoản nêu tại khoản 2 là tài khoản giao dịch hay tài khoản vốn.

 

 

Article 12 Regarding the name of Article 12: Transaction account. The content is about the Investment capital account and Transaction account so the name “Transaction account” is not reasonable. Furthermore, the draft states that “1. the Foreign investor is allowed to open 01 investment bank account at one commercial bank in Vietnam”. However, in practice, a foreign investor may purchase capital contribution and shares of different enterprises. Furthermore, the payment can be made in USD or VND and other foreign currencies subject to agreement between the seller and the purchaser and the regulation on foreign exchange control. Therefore, it is not reasonable if the foreign investor is allowed to open only one investment bank account.

 

We suggest as follow:

  1. Please adjust the name of Article 12.
  2. For each currency, the Foreign investor is allowed to open 01 investment bank account at one commercial bank in Vietnam.
  3. Please clarify opening the investment bank account is the obligation or the right of the foreign investor. In the draft, it is the right but we are of the opinion that it should be the obligation.
  4. Please clarify the account in clause 2 is the transaction account or investment bank account.

 

12 Điều 14. Thanh toán góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp Việc thanh toán bằng ngoại tệ đã được điều chỉnh bằng các quy định về quản lý ngoại hối. Việc định giá là do thỏa thuận của các bên và theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không cần thiết quy định tại đây để tránh chồng chéo và trùng lặp. Bỏ điều khoản này.
Article 14. Payment for capital contribution, purchase of shares/capital contribution Foreign currency payment has been stipulated under the foreign exchange regulations. As price determination is negotiated by parties and in accordance with the Law on Enterprises, it is unnecessary to stipulate so as to avoid duplication and overlap. We propose that this article be removed.
13 Điều 15, 16 Nội dung của các điều này không có gì mới so với những quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, không cần thiết phải lặp lại để tránh chồng chéo và trùng lặp. Bỏ các điều khoản này.
Articles 15,16 The contents of these articles are similar to those already covered under the Law on Enterprises and Law on Investment.  Repeating these provisions should be avoided in order to avoid duplication and inconsistency. We propose that these articles be removed.
14 Điều 17. Nghĩa vụ của bên nước ngoài Các nghĩa vụ này đã được quy định trong các luật và quy định khác của Việt Nam và công ty có nghĩa vụ tuân thủ theo các luật và quy định này. Do đó, không cần thiết quy định “bên nước ngoài” phải tuân thủ theo pháp luật và quy định của Việt Nam

 

 

Bỏ điều khoản quy định trùng lặp về nghĩa vụ hiện nay của nhà đầu tư/chủ sở hữu công ty tại Việt Nam
Article 17. Obligations of foreign parties These responsibilities are set out in other Vietnamese laws and regulations and the company is obliged to comply with these laws already. It is unnecessary to restate that the “foreigner” is required to comply with Vietnamese laws and regulations Delete provisions that duplicate existing obligations of an investor/owner of a company in Vietnam
15 Điều 23

Article 23

 

Liên quan đến ngày hiệu lực của thông tư thay thế thông tư 131/2010//TT-BTC: trong dự thảo đề năm 2015.

Regarding the effective date of the replacing Circular No. 131/2010/TT-BTC: in the draft, it is in 2015.

Đề nghị điều chỉnh thành năm 2016 trừ trường hợp cần thiết áp dụng hiệu lực hồi tố.

Please adjust to 2016 unless the backdate is necessary.