Trang chủ Diễn đàn góp ý PL

27/7/2016 9:50′ Gửi bài này In bài này GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TS. Vũ Đặng Hải Yến Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC Sau khi nghiên cứu “Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công” (Sau đây gọi tắt là Dự thảo) tôi nhận thấy, dự thảo được xây dựng khá kỹ lưỡng, thể hiện tâm huyết của những người biên soạn. Với tinh thần mong muốn đóng góp để bản Dự thảo hoàn thiện hơn, xuất phát từ kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp tôi có một số ý kiến đóng góp cho dự thảo như sau: 1. Về đối tượng quản lý tài sản công Điều 2 Dự thảo quy định, đối tượng áp dụng của Dự thảo bao gồm: “2. Đối tượng được giao quản lý tài sản công; 3. Đối tượng được giao sử dụng tài sản công”. Điều 8 Dự thảo cũng đã xác định rõ các chủ thể thuộc Đối tượng sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, Dự thảo hiện chưa có điều khoản nào quy định cụ thể về chủ thể thuộc đối tượng được giao quản lý tài sản công. 2. Về kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công Điều 10 Dự thảo quy định kế hoạch quản lý tài sản công. Tuy nhiên, quy định tại Dự thảo chỉ mang tính chất chung chung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Chưa có quy định về (i) Căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý tài sản công; (ii) Mối quan hệ giữa cấp quốc gia và cấp địa phương trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công; (iii) Trách nhiệm của các chủ thể được giao quản lý, sử dụng tài sản công trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công. Kiến nghị: Bổ sung quy định cụ thể về: (i) Căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý tài sản công; (ii) Mối quan hệ giữa cấp quốc gia và cấp địa phương trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công; (iii) Trách nhiệm của các chủ thể được giao quản lý, sử dụng tài sản công trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công. 3. Về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công Điều 53, Khoản 3 Điều 67, Điều 101, Khoản 5 Điều 105 quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công. Tuy nhiên, quy định tại Dự thảo chưa quy định rõ về thời hạn, chủ thể có trách nhiệm nộp tiền thu được từ việc xử lý tài sản công vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp tiền vào Ngân sách nhà nước. Việc quy định chưa rõ sẽ không đảm bảo thống nhất cũng như đảm bảo trách nhiệm của các chủ thể liên quan khi quan lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công. Kiến nghị: Bổ sung quy định về thời hạn, chủ thể có trách nhiệm nộp tiền thu được từ việc xử lý tài sản công vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp tiền vào Ngân sách nhà nước 4. Quy định về cấp thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công Dự thảo chưa có xác định cụ thể về cấp có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công. Ví dụ: Điều 60 Dự thảo quy định, việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm được cấp có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyền cho phép việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết chưa được quy định cụ thể trong Dự thảo. Kiến nghị: (i) Rà soát lại các quy định về thẩm quyền của quản lý, sử dụng tài sản công; (ii) Đảm bảo quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng tài sản công. 5. Quy định về nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý Điều 79 Dự thảo quy định, Nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý: “1. Tài sản kết cấu hạ tầng hiện có tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, trừ các tài sản kết cấu hạ tầng đã có quyết định của cấp có thẩm quyền giao cho đối tượng quản lý. 2. Tài sản kết cấu hạ tầng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định tại Chương VII Luật này. 3. Tài sản kết cấu hạ tầng được bàn giao sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng. 4. Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng bị thu hồi theo quy định tại Điều 97 Luật này. 5. Nguồn khác theo quy định của pháp luật”. Theo đó, (i) Nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý có thể không bao gồm tài sản có được sau thời điểm Dự thảo có hiệu lực; (ii) Tài sản tại Khoản 1 có thể bao trùm các ài sản quy định tại Điểm 2,3,4,5. Kiến nghị: Đề nghị xem xét lại quy định về nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý. Trong dó, nên xác định về nguồn tài sản theo căn cứ các loại tài sản công để đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất. 6. Về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng Khoản 2 Điều 91 Dự thảo quy định: “2. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được áp dụng đối với tài sản hiện có và không thuộc tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật này”. Như vậy, dẫn chiếu điều khoản tại Khoản 2 Điều 91 Dự thảo không phù hợp. Kiến nghị: Xem xét lại dẫn chiếu điều khoản tại Khoản 2 Điều 91 Dự thảo 7. Về điều kiện của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công Khoản 1 Điều 141 Dự thảo quy định: “ Điều kiện của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công: a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có); b) Thuộc danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản, công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công”. Tuy nhiên, (i) Việc quy định dẫn chiếu sang “quy định của pháp luật chuyên ngành” có thể gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cũng như cơ quan quản lý trong quản lý doanh nghiệp, mặt khác trong trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì gần như không có căn cứ, tiêu chuẩn xác định điều kiện kinh doanh của các chủ thể kinh doanh dịch vụ đặc biệt – dịch vụ về tài sản công; (ii) Chưa có quy định về chủ thể có thẩm quyền xác định danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản; (iii) Quy định chỉ có những tổ chức cá nhân thuộc danh sách được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản công công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công mới được cung cấp dịch vụ về tài sản công có thể dẫn đến cơ chế xin cho, gây khó khăn cho doanh nghiệp, không phải là căn cứ xác định năng lực thực hiện dịch vụ về tài sản công. Kiến nghị: (i) Cần có quy định cụ thể về điều kiện của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công; (ii) Bỏ quy định chỉ có những tổ chức cá nhân thuộc danh sách được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản công công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công mới được cung cấp dịch vụ về tài sản công; (iii) Trong trường hợp vẫn giữ quy định chỉ có những tổ chức cá nhân thuộc danh sách được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản công công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công mới được cung cấp dịch vụ về tài sản công đề nghị quy định cụ thể về chủ thể có thẩm quyền xác định danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản. Trên đây là ý kiến cá nhân tôi về bản Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công, rất mong ban soạn thảo chú ý, quan tâm đến một số nội dung tôi đề cập để Dự thảo này. Trân trọng! TS. Vũ Đặng Hải Yến Các tin khác Tổng công ty CP khoan và dịch vụ khoan Dầu Khí Việt Nam góp ý Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (27/7/2016) Góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 88/2013/TT-BTC (27/7/2016) Hiệp hội xăn dầu Việt Nam góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 88/2013/TT-BTC (27/7/2016) Góp ý DTTTLT sửa đổi, bổ sung một số điều tại TTLT số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (27/7/2016) Công ty CP vận tải Ô tô Điện Biên góp ý DTTTLT sửa đổi, bổ sung một số điều tại TTLT số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (27/7/2016) Hiệp hội vận tải Ô tô tỉnh Quảng Nam góp ý DTTTLT sửa đổi, bổ sung một số điều tại TTLT số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (27/7/2016) Góp ý Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối (27/7/2016) Ông Hưng Quang – Văn phòng Luật sư NHQuang và cộng sự góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế do bên nước ngoài nắm quyền chi phối (27/7/2016) Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Đường thuỷ I góp ý Dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (26/7/2016) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lâm Đồng góp ý Dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (26/7/2016) Mới nhất 5 năm qua, thể chế kinh tế đổi mới những gì? Cần có giải pháp chặt chẽ, đồng bộ để tháo gỡ “nút thắt” thể chế Lấy ý kiến vào dự thảo VBQPPL: Cân bằng lợi ích cho mọi đối tượng Cải thiện môi trường kinh doanh đã gắn kết với nâng cao năng lực cạnh cạnh quốc gia Thương mại điện tử vẫn chưa phát huy được tiềm năng Diễn đàn: Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự – Thống nhất và đồng bộ hơn trong áp dụng luật Xem nhiều nhất HỘI THẢO “GIỚI THIỆU THỰC TIỄN TỐT VÀ BỘ CÔNG CỤ TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP” Góp ý Dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại 5 năm qua, thể chế kinh tế đổi mới những gì? Các bước áp dụng bộ công cụ Thực tiễn tốt trong hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam Lấy cải thiện môi trường kinh doanh làm động lực tăng trưởng Video Clips Click to download… Hội thảo giới thiệu thực tiễn tốt và bộ công cụ đánh giá năng lực hiệp hội
27/07/2016 23:27' Gửi bài này In bài này

GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

  1. Vũ Đặng Hải Yến

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC

 

Sau khi nghiên cứu “Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công” (Sau đây gọi tắt là Dự thảo) tôi nhận thấy, dự thảo được xây dựng khá kỹ lưỡng, thể hiện tâm huyết của những người biên soạn. Với tinh thần mong muốn đóng góp để bản Dự thảo hoàn thiện hơn, xuất phát từ kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp tôi có một số ý kiến đóng góp cho dự thảo như sau:

  1. Về đối tượng quản lý tài sản công

Điều 2 Dự thảo quy định, đối tượng áp dụng của Dự thảo bao gồm: “2. Đối tượng được giao quản lý tài sản công; 3. Đối tượng được giao sử dụng tài sản công”. Điều 8 Dự thảo cũng đã xác định rõ các chủ thể thuộc Đối tượng sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, Dự thảo hiện chưa có điều khoản nào quy định cụ thể về chủ thể thuộc đối tượng được giao quản lý tài sản công.

  1. Về kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công

Điều 10 Dự thảo quy định kế hoạch quản lý tài sản công. Tuy nhiên, quy định tại Dự thảo chỉ mang tính chất chung chung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Chưa có quy định về (i) Căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý tài sản công; (ii) Mối quan hệ giữa cấp quốc gia và cấp địa phương trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công; (iii) Trách nhiệm của các chủ thể được giao quản lý, sử dụng tài sản công trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công.

Kiến nghị: Bổ sung quy định cụ thể về: (i) Căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý tài sản công; (ii) Mối quan hệ giữa cấp quốc gia và cấp địa phương trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công; (iii) Trách nhiệm của các chủ thể được giao quản lý, sử dụng tài sản công trong xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản công.

  1. Về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công

Điều 53, Khoản 3 Điều 67, Điều 101, Khoản 5 Điều 105 quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công. Tuy nhiên, quy định tại Dự thảo chưa quy định rõ về thời hạn, chủ thể có trách nhiệm nộp tiền thu được từ việc xử lý tài sản công vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp tiền vào Ngân sách nhà nước. Việc quy định chưa rõ sẽ không đảm bảo thống nhất cũng như đảm bảo trách nhiệm của các chủ thể liên quan khi quan lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công.

Kiến nghị: Bổ sung quy định về thời hạn, chủ thể có trách nhiệm nộp tiền thu được từ việc xử lý tài sản công vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp tiền vào Ngân sách nhà nước

  1. Quy định về cấp thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công

Dự thảo chưa có xác định cụ thể về cấp có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công. Ví dụ: Điều 60 Dự thảo quy định, việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải bảo đảm được cấp có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyền cho phép việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết chưa được quy định cụ thể trong Dự thảo.

Kiến nghị: (i) Rà soát lại các quy định về thẩm quyền của quản lý, sử dụng tài sản công; (ii) Đảm bảo quy định cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng tài sản công.

  1. Quy định về nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý

Điều 79 Dự thảo quy định, Nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý:

1. Tài sản kết cấu hạ tầng hiện có tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, trừ các tài sản kết cấu hạ tầng đã có quyết định của cấp có thẩm quyền giao cho đối tượng quản lý.

  1. Tài sản kết cấu hạ tầng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định tại Chương VII Luật này.
  2. Tài sản kết cấu hạ tầng được bàn giao sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng.
  3. Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng bị thu hồi theo quy định tại Điều 97 Luật này.
  4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, (i) Nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý có thể không bao gồm tài sản có được sau thời điểm Dự thảo có hiệu lực; (ii) Tài sản tại Khoản 1 có thể bao trùm các ài sản quy định tại Điểm 2,3,4,5.

Kiến nghị: Đề nghị xem xét lại quy định về nguồn tài sản để giao cho đối tượng quản lý. Trong dó, nên xác định về nguồn tài sản theo căn cứ các loại tài sản công để đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất.

  1. Về cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng

Khoản 2 Điều 91 Dự thảo quy định: “2. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được áp dụng đối với tài sản hiện có và không thuộc tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật này”. Như vậy, dẫn chiếu điều khoản tại Khoản 2 Điều 91 Dự thảo không phù hợp.

Kiến nghị: Xem xét lại dẫn chiếu điều khoản tại Khoản 2 Điều 91 Dự thảo

  1. Về điều kiện của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công

Khoản 1 Điều 141 Dự thảo quy định: “ Điều kiện của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công: a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có); b) Thuộc danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản, công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công”.

Tuy nhiên, (i) Việc quy định dẫn chiếu sang “quy định của pháp luật chuyên ngành” có thể gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cũng như cơ quan quản lý trong quản lý doanh nghiệp, mặt khác trong trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì gần như không có căn cứ, tiêu chuẩn xác định điều kiện kinh doanh của các chủ thể kinh doanh dịch vụ đặc biệt – dịch vụ về tài sản công; (ii)  Chưa có quy định về chủ thể có thẩm quyền xác định danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản; (iii) Quy định chỉ có những tổ chức cá nhân thuộc danh sách được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản công công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công mới được cung cấp dịch vụ về tài sản công có thể dẫn đến cơ chế xin cho, gây khó khăn cho doanh nghiệp, không phải là căn cứ xác định năng lực thực hiện dịch vụ về tài sản công.

Kiến nghị: (i) Cần có quy định cụ thể về điều kiện của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công; (ii) Bỏ quy định chỉ có những tổ chức cá nhân thuộc danh sách được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản công công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công mới được cung cấp dịch vụ về tài sản công; (iii) Trong trường hợp vẫn giữ quy định chỉ có những tổ chức cá nhân thuộc danh sách được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản công công khai trên Cổng thông tin điện tử về tài sản công mới được cung cấp dịch vụ về tài sản công đề nghị quy định cụ thể về chủ thể có thẩm quyền xác định danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia cung cấp dịch vụ về tài sản.

Trên đây là ý kiến cá nhân tôi về bản Dự thảo Luật quản lý và sử dụng tài sản công, rất mong ban soạn thảo chú ý, quan tâm đến một số nội dung tôi đề cập để Dự thảo này.

 

 

Trân trọng! 

  1. Vũ Đặng Hải Yến