Trang chủ Tin tức

  • Nghị định quy định điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 62/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định quy định giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng quy định tại điểm…

  • Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

    Ngày 01/6/2016, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo Nghị định, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bao gồm các hành vi sau: vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử đụng vốn đầu tư công; vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài; vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu; lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Với hành vi vi phạm các quy định về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi thì: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như không tuân thủ trình tự, thủ tục lập và thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi; không tuân thủ trình tự, thủ tục và điều kiện điều chỉnh chương trình, dự án. Với các hành vi vi phạm như lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức; lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đầy đủ nội dung thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không có trong quy hoạch hoặc chưa được cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch; không đúng theo quy hoạch được phê duyệt. Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thực hiện sơ tuyển trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; không thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi phê duyệt. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư chưa được phê duyệt. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chia quy mô các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính canh tranh trong đấu thầu. Nghị định này cũng quy định về hành vi vi phạm quy định về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác. Vi phạm quy định đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ; Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cồ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sờ hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác đối với hành vi vi phạm như Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ; Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cồ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; còn trường hợp buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập đối với hành vi vi phạm như các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sờ hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2016 và thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/112013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nguồn: Cổng thông…

  • Những Nghị định đầu tiên loại bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh

    Hàng loạt điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ trong những nghị định đầu tiên thuộc 50 nghị định về điều kiện kinh doanh vừa được Chính phủ ban hành trong ngày 1/7. Đó là Nghị định số 57/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng; Nghị định 58/2016/NĐ-CP về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và…

  • Điều kiện đầu tư kinh doanh một số lĩnh vực tài nguyên và môi trường

    Ngày 01/7/2016, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Nghị định quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường gồm: Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; điều kiện về năng lực…

  • Điều kiện đầu tư kinh doanh 6 lĩnh vực ngành Nông nghiệp

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm. Nghị định trên quy định điều kiện kinh doanh, gồm: 1. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học có hoạt chất là các vi sinh…

  • Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bánh ngân sách sẽ chia cho ai?

    Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ấn định một số cơ quan chủ trì các chương trình hỗ trợ mục tiêu, đó là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhưng có ý kiến cho rằng chiếc bánh ngân sách nên chia cho cả một số thành phố lớn, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. Sẽ có cơ quan điều phối…

  • Phát triển đại lý thuế: Chờ luật để “thông đường”

    Tính đến ngày 15.6, cả nước có 296 doanh nghiệp với khoảng 750 người được phép hành nghề đại lý thuế. Con số này được cho là quá ít trong điều kiện nền kinh tế có hơn 550.000 doanh nghiệp, 1,7 triệu hộ kinh doanh và hàng triệu cá nhân có thu nhập thuộc diện khai thuế. Làm gì để phát triển đại lý thuế tương xứng nhu cầu phát triển là vấn đề lớn…

  • Quy định về đầu tư còn nhiều bất cập

    Nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Đầu tư năm 2005, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; ngày 26/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư năm 2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015). So với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 có nhiều điểm…

  • Xử lý văn bản ban hành trái quy định: Không phải lúc nào cũng được sự đồng thuận

    Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp thời gian gần đây luôn nhận được sự đánh giá cao của dư luận. Tuy nhiên, việc xử lý văn bản ban hành trái quy định lại không phải là chuyện “nội bộ” của ngành Tư pháp và trong một số trường hợp văn bản cần “hậu” xử lý không nhận được sự hợp tác từ chính cơ quan…

  • Thông tư 37 của Bộ Công Thương: Vừa ‘hành’ DN, vừa trái luật?

    Nhóm nghiên cứu của GIG và CIEM vừa kiến nghị Bộ Công thương bãi bỏ ngay Thông tư 37 do ban hành thiếu cơ sở pháp lý. Nhóm chuyên gia dự án quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm… trong sản phẩm…

1 2 3 4 5 6 8