Trang chủ Tin tức

Sàn giao dịch hồ tiêu: Tham vọng lớn, thách thức lớn
29/07/2016 01:08' Gửi bài này In bài này

Câu hỏi đặt ra là liệu sàn này có hoạt động hiệu quả hay không.

Cho tương ứng với cường quốc hồ tiêu

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết, tại cuộc họp Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 43 vào ngày cuối tháng 11 tại Ấn Độ mà Việt Nam là một thành viên tham dự, các bên đã có biên bản ghi nhớ về việc cùng hợp tác để xây dựng sàn giap dịch hồ tiêu đặt tại TPHCM.

Theo phía VPA, thực ra, trước khi hai bên đã đến ký kết tại IPC 43, cả năm nay, phía Ấn Độ đã tiếp xúc với Việt Nam để đề nghị hợp tác, xây dựng sàn giao dịch hồ tiêu tại TPHCM. Theo những gì mà phía Ấn Độ đưa ra trong thời gian qua, phía này sẽ hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn xây dựng sàn giao dịch… còn sau đó sàn hoạt động ra sao, hiệu quả hay không thì phía Việt Nam phải gánh nếu làm ăn thu lỗ và được hưởng lợi nếu làm ăn hiệu quả.

Ông Nam cho biết, trước khi đồng ý thỏa thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng đại diện VPA đã tham quan mô hình hoạt động của sàn giao dịch hồ tiêu của Ấn Độ và thấy sàn giao dịch này hoạt động hiệu quả. Ông Nam cho biết, hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, vì thế, Việt Nam có một sàn giao dịch hồ tiêu là điều cần thiết.

“Sàn giao dịch sẽ giao dịch cả hàng thật lẫn “hàng giấy” và nếu có sàn giao dịch chúng ta có thể bán tiêu theo hình thức giá đấu giá chứng không phải đàm phán giá mua và bán như lâu nay. Như vậy, sẽ giúp giá hồ tiêu của Việt Nam cao hơn so với hiện nay”, ông Nam nói về ưu điểm của một sàn giao dịch hồ tiêu.

Ý tưởng không mới

Ý kiến của ông Nam, thực ra, không có gì mới mẽ. Trong những năm qua, đã không có không ít ý kiến ủng hộ việc thành lập một sàn giao dịch nông sản để tương xứng với một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn. Ý tưởng này đều nhận được sự ủng hộ của các bộ ngành quản lý, vì thế, lần lượt các sàn, rồi đổi thành sở giao dịch hàng hóa ra đời. Đầu tiên là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) tại Đắk Lắk, thủ phủ của cây cà phê Việt Nam vào năm, đến năm 2014, được đổi thành Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE).

Còn tại tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước là Bình Phước, sàn giao dịch hạt điều hoạt động ở dạng thử nghiệm. Chưa dừng lại ở đó, tại TPHCM cũng đưa vào hoạt động Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) với những sản phẩm giao dịch là cà phê, cao su- những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh, ý tưởng này đã không mang lại nhiều hiệu quả vì có rất ít nông dân sau vụ thu hoạch đem đến những sàn giao dịch này để mua bán, thay vào đó, nông dân bán theo cách truyền thống. Đó là khi muốn bán hàng nông dân chỉ cần một cuộc gọi điện cho thương lái để thống nhất giá. Sau khi đồng ý bán, thương lái cho xe đến nhà nông dân chở nông sản đi.

Cách làm này được nhiều doanh nghiệp ví von là FOB theo kiểu Việt Nam. FOB là cụm từ viết tắt trong giao dịch nông sản theo nghĩa tiếng Việt là giao hàng tại mạn tàu. Tức là, bên bán chỉ đưa hàng đến mạn tàu và chịu trách nhiệm đến đó, còn khi hàng đã  được vận chuyển lên tàu, phía bên mua hàng phải lo.

Dù vậy, ông Hà Nam vẫn tin tưởng sàn giao dịch hồ tiêu sẽ thành lập sẽ hoạt động hiệu quả và trước tiên phải làm rồi mới biết được.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong 11 tháng của năm nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 124.000 tấn, giá trị thu về là 1,18 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 17% về lượng nhưng lại gần 3% về giá trị.

Vũ Hạ

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ